Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Nếu như Sơn Đoòng KHÔNG lớn nhất thế giới?

What if Son Doong were NOT the largest cave?

 

 

2 months ago, I furiously argued when China claimed Miao Cave the largest in the world. “Miao is just a cave chamber, Son Doong is a whole 5-km tunnel; Miao is only 10.8 million cubic meters, less than a third of Son Doong’s volume, 38.5 mil; blah blah blah” It’s ironic how today I secretly wish that BCRA soon finds a bigger cavern in China plz!

 

Before you vilify me, lemme explain…

 

 

 

~~~

 

 

Being a Vietnamese, a child of a humble country at a corner of the world, I – like every other one of my people – take pride whenever our country earns a “first prize.” And when I advertise for Son Doong, that first prize is my open line, simply because it’s easy to impress people. However, deep inside, that’s not the greatest value of Son Doong to me.

 

The greatest value of Son Doong is her originality.

 

People ask, why such a large cave can be kept hidden for so long? It even got lost for 17-18 years between the time its entrance was discovered by Hồ Khanh when he sought shelter from the rain early 90s and the time it was finally explored by BCRA team of Howard Limbert in 2009. That was because the front exntrance is behind layers of rocks. From the entrance to the cave is a vertical distance of 80 meters (equivalent to the wall of a 25-story building). The back exit lies in the middle of the mountain; And if you enter from this side, you will soon be stopped by the 200-feet-tall Great Wall of Vietnam. The entire cave is located within the impenetrable jungle. The presence of this “giant” cannot be detected by modern devices, including Google Earth. If in other caves, human traces existed (for example: 2 skeletons were found in Ton Cave of Tu Lan; or many intricate Buddhist paintings were found in Mogua Cave, China), scientists confirmed that no humans had ever entered this cave in the past 5 million years.

 

Hence, Son Doong’s ecology is completely isolated from the outside world. Deep in the cavern is the family of blind animals, of albine animals since they have never been in contact with sunlight. At Beach Camp #2, there’s even this really large nocturnal bird that hasn’t been identified by biologists yet. Near the dolines, where sunbeam can come in, trees grow thin and tall, hundred meters more than than their peers outside because they have to reach for light. Or the girly curly ferns. Whoever learns Biology knows that fern is the first plant with pipes and leaves evolved from moss. Son Doong is luxuriant with fern, an indication to how original she is.

 

That was how the cavern opened in front of my eyes a mysterious “dark world,” an isolated kingdom, waking up my sense of discovery, something I dreamed of long ago…

 
  

~~~

  

When I was in school, whenever I listened to Savage Garden, I smirked at that cheesy line ““I knew I loved you before I met you.” Sorry ex’es, but I never had that feeling with anyboy. Unil I met Son Doong…

 

In third grade, when I read Doraemon, my favorite episode was “The Underground World.” In Middle school, I was addicted to Journey to the Center of the Earth by Jules Verne, my favorite writer. Thus, when first learned about Son Doong in 2009, my childhood passion revived. I still remember that issue of National Geographic came out a few days after my birthday. An American friend brought it to me as he knew I liked that magazine. When he mentioned a huge cave in VN, possibly the largest in the world, I thought he meant Phong Nha. But when he insisted that it had just been recently discovered, my curiosity aroused. And I fell in love with Son Doong before I knew it.

 

January 2011, National Geographic published a series of articles and photos of Son Doong. It was like seeing your Prince Charming for the first time. That was also the year I came back to my homeland and I decided to go meet the lover of my dreams. I confided in my best friend about this insane love; turned out she was on the same boat. We signed up for the gym. I knew I was weak; but when I immerse in nature, I feel like home. And nature is not always just a walk in the park. I go trekking, at least once a year. I save up, teacher’s salary is not much, but thankfully I don’t spend much either. That was before there was any exploring tour into Son Doong. But I knew in advance there would be one and it would be costly. When the tour price officially came out to be $3000, it scared my friend. So we decided to go for Tu Lan first. But that trip just made me more determined to conquer the mysterious world of Son Doong.

 

And then one day, I heard people were planning to tear apart my lover…

 

~~~

 

Son Doong is like a beautiful girl, best known for her longest legs in the world. Everybody is curious to see her famous legs. Sure, the long legs add to the beauty of the girl. But her true value doesn’t lie on her legs, it lies deep inside her pure soul.

 

If you wanna go to Son Doong just to tell people “I’ve been to the largest cave in the world,” I beg you not to come. If you don’t wanna get muddy, scratched and bruised, I invite you to Phong Nha cave, Paradise cave, etc. many other breathtaking caves in Quang Binh. If you never care to research about Son Doong, I offer you my collection of newspapers and magazines that I’ve built up for years, before you come touching her.

 

In 2014, only 8 cavers/ week in Son Doong, BCRA experts supervise to make sure people follow each other’s footsteps to minimize human impact on he wild environment of Son Doong. What would happen when 8000 tourists/ day are transported to the entrance, whoever wanna go in can go, whoever wanna leave can leave? What would happen to Son Doong? What would happen to cave pearls, to ferns, to albine animals freaked out from the light, heat, noise, CO2 of these human intruders? When that million-year-old ecosystem disappear, the size of Son Doong doesn’t change, neither does her title; but her genuine value would be gone.

 

 

~~~

 

What if Son Doong weren’t the largest cave in the world?

Only if Son Doong weren’t the largest cave in the world!

Nếu như cách đây gần 2 tháng, tôi gân cổ cò lên cãi khi Tàu tự xưng bá chủ cho Miao Cave,… tôi nói nào là Miao chỉ là 1 cave chamber (nôm na chỉ là 1 “phòng”), Sơn Đoòng là cả một tunnel hang động (“đường hầm”?) dài 5 cây số; nào là Miao Cave chỉ 10.8 triệu mét khối, đáng… xách dép cho Sơn Đoòng mình 38.5 triệu… thì hôm nay sao tự dưng tôi ước BCRA sớm tìm ra cái hang khác bự xự ở Tàu giùm tôi nhờ!

 

Trước khi nhảy vào ném đá, cho tôi xin phép được phân trần…

 

~~~

 

Là người Việt Nam, một đất nước khiêm nhường ở một góc thế giới, tôi cũng như bao đồng bào khác cảm thấy tự hào khi nước mình có bất cứ một giải nhất nào đó. Và khi tôi đi quảng bá về Sơn Đoòng cho bất cứ ai, thì cái giải nhất đó là cái đầu tiên tôi nhắc đến, đơn giản vì nó là cái dễ gây ấn tượng nhất. Nhưng trong thâm tâm tôi, đó không phải là giá trị lớn nhất của Sơn Đoòng.

 

Giá trị lớn nhất của Sơn Đoòng chính là sự nguyên thủy bên trong lòng hang.

 

Có người hỏi, sao cái hang lớn thế mà mãi đến tận sau này mới phát hiện ra? Thậm chí từ lúc Hồ Khanh tìm thấy cửa hang khi trú mưa đầu thập niên 90, Sơn Đoòng bị “mất tích” thêm 17-18 năm đến khi được đoàn của Howard Limbert khám phá vào 2009. Đó là vì cửa trước nằm khuất trong một góc nhỏ, sau rất nhiều tảng đá lớn. Từ cửa xuống hang gần như rớt thẳng góc 80m (tương đương đu xuống bức tường tòa nhà 25 tầng). Cửa sau cũng nằm chơi vơi lưng chừng núi, và nếu vào từ cửa sau thì chưa đi được bao xa đã bị chặn lại bởi “Vạn lý trường thành Việt Nam” sừng sững 200 feet (hơn 60 mét). Nguyên hang nằm sâu trong rừng rậm. Sự hiện diện của “bé bự” này hoàn toàn không thể được tìm ra bởi các phương tiện hiện đại như Google Earth. Nếu như ở những hang khác không ít thì nhiều có dấu vết con người, như Hang Tôn của Tú Làn có 2 bộ xương nam nữ, hang Mogua của Tàu có những bức họa về Phật giáo tinh xảo, thì với Sơn Đoòng, các nhà khoa học khẳng định chưa hề có bước chân con người đặt đến đây trong 5 triệu năm vừa rồi.

 

Hệ sinh thái của Sơn Đoòng, vì thế, cũng tách biệt với thế giới bên ngoài. Sâu trong lòng hang là những hệ động vật mù, hệ động vật bạch tạng, vì những con vật này chưa hề được tiếp xúc với ánh mặt trời. Ở Bãi cắm trại số 2 “Beach Camp” còn có 1 loại chim rất lớn thường bay vào hàng đêm, các nhà khoa học còn chưa xác định được là loài gì. Còn ở gần miệng hố sập, nơi có ánh sáng len lỏi vào, thì thảm thực vật phát triển rậm rạp. Những thân cây gầy khẳng khiu, cao cả trăm thước, hơn nhiều lần so với những cây cùng chủng loại ở bên ngoài, vươn mình lên đón lấy ánh sáng. Hay những cây dương xỉ cong mình yểu điệu. Bạn nào học Sinh học thì cũng đều biết dương xỉ là loài đầu tiên có thân và lá trong chuỗi tiến hóa của thực vật (chỉ sau nấm mốc). Sơn Đoòng dày đặc dương xỉ, đủ thấy sự nguyên sơ của hang động này.

 

Và vì thế hang mở ra trước mắt tôi cả một “thế giới ngầm” đầy bí ẩn, một vương quốc tách biệt với loài người, đánh thức một tình yêu khám phá mà tôi đã mơ về từ rất lâu…

 

~~~

 

Hồi đi học, mỗi lần nghe Savage Garden, tôi cười khẩy vào cái câu “I knew I loved you before I met you”. Xin lỗi các tình yêu cũ chứ, tôi chưa bao giờ có cảm giác đó với ai. Cho đến khi tôi gặp Sơn Đoòng…

 

Hồi học lớp 3, đọc Doraemon, tôi thích nhất tập Thế giới dưới lòng đất. Khi lên cấp II, tôi mê mẩn Journey to the Center of the Earth của Jules Verne, nhà văn yêu thích nhất của tôi. Và vì vậy, khi lần đầu tiên biết đến Sơn Đoòng vào năm 2009, niềm đam mê thưở thiếu thời lập tức trỗi dậy. Tôi còn nhớ số báo đó của National Geographic ra ngay sau sinh nhật của tôi vài ngày. Một người bạn Mỹ đã đem đến cho tôi vì biết tôi thích đọc tạp chí này. Lúc đầu khi anh nhắc đến một cái hang rất lớn ở VN, “có thể” là nhất thế giới, tôi đinh ninh là động Phong Nha. Nhưng khi anh ấy khẳng định, hang này mới tìm ra, nỗi tò mò trỗi dậy và tôi yêu Sơn Đoòng lúc nào không hay.

 

Tháng 1, 2011, National Geographic ra loạt bài và ảnh về Sơn Đoòng. Tôi như thấy được mặt hoàng tử trong mộng. Năm đó cũng là năm tôi về nước luôn và tôi quyết tâm gặp được “hoàng tử” của lòng mình. Tôi tâm sự với cô bạn thân nhất về tình yêu rồ dại này, không ngờ cô ấy cũng đồng cảnh ngộ với tôi. Hai đứa đăng ký đi tập gym. Tôi biết mình “yếu mà khoái ra gió” nhưng khi về với thiên nhiên, tôi cảm giác như về nhà. Mà thiên nhiên thì không an nhàn. Tôi đi trek, mỗi năm ít nhất một chuyến. Tôi để dành tiền, lương giáo viên không cao, nhưng may mà tôi cũng không có nhu cầu xài gì nhiều. Lúc đó, vẫn chưa có tour mạo hiểm vào Sơn Đoòng. Nhưng tôi biết trước là khi có thì giá sẽ rất cao, nên vẫn kiên trì bỏ ống heo. Đến khi biết giá chính thức là $3000 thì bạn tôi xanh mặt. Hai đứa quyết định đi Tú Làn trước. Đi xong về càng làm tôi quyết tâm phải đến được thế giới bí ẩn của Sơn Đoòng.

 

Để rồi, đến khi tôi nghe tin người ta định xé toạc, xuyên thủng người yêu tôi…

 

~~~

 

Ví Sơn Đoòng như cô gái đẹp, nổi tiếng với đôi chân dài nhất thế giới. Ai cũng tò mò muốn đến xem chân dài là thế nào. Chắc hẳn đôi chân dài đó tăng thêm vẻ đẹp cho em. Nhưng giá trị thật sự của cô gái không nằm ở đôi chân, mà nằm sâu thẳm trong tâm hồn nguyên sơ của em.

 

Nếu bạn đang muốn ghé thăm Sơn Đoòng chỉ để bảo với thiên hạ “tôi đã từng vào cái hang lớn nhất thế giới” thì tôi xin bạn đừng đến. Nếu bạn không muốn lấm bùn, không muốn trầy da, không muốn vất vả, thì tôi xin mời bạn đến Hang Phong Nha, Hang Thiên Đường; có rất nhiều hang động đẹp ở Quảng Bình. Nếu bạn chưa từng tìm hiểu về Sơn Đoòng, tôi mời bạn đọc bộ sưu tập sách báo tôi dành dụm mấy năm nay về Sơn Đoòng, trước khi động chạm vào “cô ấy.”

 

Năm vừa rồi chỉ 8 người/ tuần trong hang, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh bắt người đi sau bước lên bước chân người đi trước để giảm thiểu tối đa tác động của con người lên vẻ đẹp mong manh của Sơn Đoòng. Thì em sẽ ra sao khi về sau 8000 khách/ ngày đến trước cửa hang, ai vào thì vào, ai ra thì ra. Còn gì em tôi nữa? Còn gì ngọc động, dương xỉ, những động vật bạch tạng hoảng hốt với lượng ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, khí thải? Khi hệ sinh thái triệu năm đó biến mất, thì kích cỡ của Sơn Đoòng cũng chẳng thay đổi, “vương miệng” của em có lẽ vẫn còn; nhưng giá trị thật sự của cô gái đẹp ngày nào sẽ tan thành mây khói.

  

~~~

 

Nếu như Sơn Đoòng không phải là hang động lớn nhất thế giới?

Giá như Sơn Đoòng không phải là hang động lớn nhất thế giới!

 

 

“How I met my lover” :D

 

 

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Thư kêu cứu - Save Son Doong

Nhiều bạn hỏi về thư lần trước tui gởi các tổ chức môi trường. Nên tui đăng lên luôn nè. Nếu bạn ngại viết thì ký những thỉnh nguyện thư tập thể (tui cũng ký luôn rồi): Thư tiếng Anh & Thư tiếng Việt. Nếu bạn muốn tự viết mà ko rành ngoại ngữ, thì tui có thể phụ bạn dịch.

Many of you asked about the letter I wrote to environmental organizations. So here you go. If you're lazy to write your own, then plz sign these public petitions (which I also did): English petition & Vietnamese petition. If you want to express your points of view but are not confident with your English, I can help with translation.




Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

3 Cách để cứu Sơn Đoòng

Đã phân tích lợi hại của việc xây cáp treo vào Sơn Đoòng rồi. Thành thử, nếu ta để Sơn Đoòng chết, thì đó không phải là lỗi của Sun Group hay chính quyền tỉnh Quảng Bình. ĐÓ LÀ LỖI CỦA CHÚNG TA. Lỗi của bạn! Lỗi của tui! Tui thì không thích có lỗi với con cháu của mình, nên tui sẽ hành động.


My proposed strategy to save Son Doong

1/ “XÁCH ĐỘNG” PHONG TRÀO

Thành thật mà nói, việc Sơn Đoòng bị hủy hoại không nằm đầu trong danh sách những chuyện phải làm của tất cả mọi người. Thậm chí, nhiều bạn còn chưa biết Sơn Đoòng là gì hay ở đâu. Âu đó cũng là lẽ bình thường vì chuyện này không chạm đến cơm, áo, gạo, tiền của mọi người. Vấn đề là nếu người ta không biết, thì người ta không thể giúp. Mà một con chim thì không làm nên mùa xuân, nên điều quan trọng đầu tiên của tui là kêu gào thảm thiết cho mọi người nghe. (Sẵn đây tui xin lỗi bà con chòm xóm, bạn bè gần xa trên facebook, dạo này phải chịu đựng tui lải nhải hoài về Sơn Đoòng) – Nhân tiện đây, nhờ các bạn nếu có đăng về Sơn Đoòng trên trang của mình thì hastag #saveSonDoong, để sau này chúng ta dễ thống kê số lượng quan tâm của xã hội đối với Sơn Đoòng.

Các kênh để truyền thông điệp thì ngoài mạng xã hội (Facebook, blog, forum – đặc biệt là các trang liên quan đến du lịch, môi trường, thiên nhiên, vvv…), chúng ta có thể gởi ý kiến lên các báo. Đây là vấn đề nhạy cảm, nên các báo chính thống có thể “không tiện” đưa tin. Nhưng hiện tại có vẻ Tuổi Trẻ là khách quan nhất và “dũng cảm” nhất trên mặt trận này.

Các kiến nghị thư trên mạng, đối với tui, mục đích chính cũng là để xách động phong trào, nhiều hơn là thay đổi ý kiến của các bác ở trên. Vì trước giờ, VN chưa có tiền lệ tham khảo ý kiến của dân (đặc biệt là ý kiến trên các trang bỏ phiếu cá nhân trên mạng). Tuy nhiên, đây là cách để cộng đồng thế giới thấy rõ quan điểm của đa số công dân Việt Nam, để họ khỏi đánh đồng anh hem chúng ta cùng một lũ ngu dốt và lười biếng, thích đi trong lồng hơn là đi bằng chân.

Tui cũng đang chuẩn bị mở 2 cuộc thi để kêu gọi mọi người. Một là nghĩ slogan cho Sơn Đoòng. Hai là thiết kế áo thun cho chiến dịch “Save Sơn Đoòng.” Cái này đang quay quắt tìm tài trợ. Không tìm được, thì Cô záo tui đành móc tiền túi ra mà làm, chỉ có điều lúc đó giải thưởng sẽ hơi “hẻo” tại đồng lương giáo viên thì hổng có dồi dào cho lắm.

Ngoài ra thì người nổi tiếng và các bloggers cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Rất nhiều người trong số họ có tầm nhìn rất tốt. Tui đang tính “tấn công” phượt thủ Quỷ Cốc Tử, Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long, Thạc sĩ Harvard Tony Buổi sáng… Các bạn còn biết thấy blogger nào có lượng fan hâm mộ hung hậu thì phụ tui “tấn công” luôn nhé.

Tui cũng đã từng nghĩ đến những “chiêu trò” để gây sự chú ý, như: Tuyệt thực vì SĐ hoặc… Phã thưn vì SĐ. Nhưng nghĩ lại thoai, mềnh tuyệt thực thì chả ai care, mềnh phã thưn thì chả ai coi. Mềnh hẻm phải Ngọc Quyên :D 



2/ CẢNH BÁO CÁC TỔ CHỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hồi nhỏ, Cô záo tui hổng thích ai “chơi méc”. Nhưng đã đến nước này, thì việc thông báo với các tổ chức bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Tiếng nói của họ chắc chắn sẽ tăng trọng lượng lên rất nhiều. Ngay chính Hội đồng Di sản Thế giới cũng khẩn thiết kêu gọi các cá nhân hay tổ chức thông báo với họ khi thấy Di sản bị nguy hiểm (link). UNESCO đã từng đe dọa rút danh hiệu và tài trợ của nhiều di sản thế giới (trong đó có Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long). Việc này không chỉ tác động đến chính quyền tỉnh mà còn khiến bà con quan tâm nhiều hơn (mục đích số 1 ở trên). Đơn giản là vì không con Rồng cháu Tiên nào muốn đất nước mình trở thành một đất nước vô-di-sản!

Về các cơ quan trong nước, dự án cáp treo vào Sơn Đoòng có thể đang vi phạm nghiêm trọng Nghị định số 29/2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Mặc dù Sơn Đoòng nằm trên địa phận tỉnh Quảng Bình, hang này thuộc Vườn Quốc gia và Di sản thế giới, nên dự án này thuộc vào Phụ lục III – nghĩa là trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình không đủ thẩm quyền để quyết định.

Ngoài ra, điều 18 Chương III quy định nếu Điều 14 Chương II buộc chủ dự án (Sun Group) phải tham vấn ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án. Ngay chính Dr. Howard Limbert của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh là người trực tiếp, cùng anh Hồ Khanh, khai phá động đầu tiên và hiện đang thực hiện các tour thám hiểm trong Sơn Đoòng, còn không được thông báo (nói chi là tham vấn) cho đến khi đọc tin trên báo đài. Những năm đầu thập niên 90, ông đến Việt Nam và được gặp Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Người đã viết thư tay dặn ông phải bảo vệ thiên nhiên. Hơn 20 năm qua, ông lặn lội ở xứ này, hết khám phá động này, động nọ, lại đến giúp đỡ đồng bào phát triển du lịch bền vững, thực hiện đúng lời hứa với Đại tướng. Vậy mà bây giờ, “người ta” lại đem công sức của ông đổ sông đổ biển mà không nói với ông một tiếng, ngay trên chính quê hương của Đại tướng. Có vẻ như nhà khoa học người Anh này còn yêu đất nước này hơn nhiều người Việt khác!


Nói túm lại, Cô záo tui đã viết một lá thư lâm ly bi đát gởi đến Hội đồng Di sản Thế giới (trụ sở quốc tếchi nhánh Việt Nam), Tổ chức Bảo toàn Thiên nhiên Quốc IUCN (trụ sở quốc tế và chi nhánh Việt Nam), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF (trụ sở quốc tếchi nhánh Việt Nam), cùng với Bộ Tài nguyên Môi trường, và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền Vững VN. Hy vọng sớm có phản hồi.

3/ ĐỐI THOẠI VỚI SUN GROUP

Nói chung, nếu mình “đánh” người ta mà hổng cho người ta biết thì gọi là đánh lén. Tui không thích chơi đánh lén, nên tui sẽ tìm cách đối thoại trực tiếp với “Đại gia nghìn tỷ” Lê Viết Lam này; mặc dù tui không có nhiều hy vọng với chú í.

Một cách khác để bắt Sun Group lắng nghe là đánh vào kinh tế. Suy cho cùng, Sun Group xây cáp treo là để kiếm tiền. Nếu họ thấy dự án này vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân, không có khả năng sinh lợi cao (vốn quá lớn) và thậm chí có thể ảnh hưởng đến những kinh doanh hiện tại của họ, họ sẽ phải suy nghĩ lại. Nên nhớ hơn 90% khách lên Bà Nà mỗi ngày là khách nội địa – tức chính là chúng ta đó. Ngoài ra, tập đoàn này còn nắm giữ rất nhiều công trình đầu tư xây dựng bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng, bao gồm Intercontinental Đà Nẵng, The Sun Novotel, hay Ecosland. Lượng khách ở đây đa phần là khách quốc tế, nên ta có thể xem xét đến việc kêu gọi tẩy chay hàng loạt các sản phẩm của tập đoàn Sun Group, thông qua các trang bình chọn về du lịch trên mạng (vd: tripadvisor). XIN LƯU Ý: Cô záo tui không khuyến khích các bạn tung tin đồn thất thiệt về Sun Group (kiểu như bảo giường của Sun Novotel có rận hay cáp treo Bà Nà từng sụp nhiều lần – là ko đúng sự thật). Chúng ta chỉ nên thông báo cho cộng đồng thế giới biết tập đoàn này không thật sự thực hiện những điều họ hứa trên trang web của họ, là: “Đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh” (e hèm).

~~~
Dĩ nhiên, đây chưa phải là những cách hay nhất, càng không phải là những cách duy nhất. Bạn nào có cao kiến gì khác thì bày cho Cô Záo tui làm với!!!

Chân thành cảm ơn!

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

5 LÝ DO CÁP TREO VÀO SƠN ĐOÒNG LÀ THẢM HỌA!

5 Reasons Why Cable Car Into Son Doong Would Be A Disaster

1/ ECONOMIC BENEFITS

This year, 223 went to Son Doong, each paid $3000. In 2015, the number of permits is raised to 450; and with the current registration rate, selling out those will be done in no time. A quick Math can show that with the current way of adventurous tourism, revenue from Son Doong easily reaches 30 billion VND yearly, with minimal impact on nature, if any. (Experts from British Caving Research Association always accompany trekkers to, besides provide scientific explanation, make sure that not a single candy wrap is left behind.) In addition, Oxalis’ porters are 100% local people, the company has been creating numerous jobs for the community. Plus, the company itself highly values corporate social responsibility. Last summer, they just finished building an elementary school for the people of Tân Hóa.

On the other hand, Sun Group plans to invest 4500 billions VND. To clawback their capital in, say, 4-5 years, they have to expect a revenue of 1000 billion annually. Currently, they haven’t announced the ticket price. But a one-day on Bà Nà, including cable car fare, is 500,000VND. Assuming Son Doong ticket is 4 times more expensive, which is 2 million a tix (which, honestly, is exorbitant to be put in a box). That 1000 billion revenue a year translates into 500,000 tickets. Imagine the difference in impact on nature between the current 500- people/ year to 500,000 people/ year. Just the amount of flash is enough to kill all of those underground animals, which are used to the pitch-dark and solemn quietness of Son Doong.
1/ BÀI TOÁN KINH TẾ

2014 năm thử nghiệm tour du lịch mạo hiểm vào Sơn Đoòng, 223 khách đi, mỗi khách đóng khoảng $3000. 2015, số giấy phép sẽ được cấp ra là 450 - 500 giấy. Và với tốc độ đăng ký hiện nay thì vấn đề bán hết số giấy phép đó là dễ như trở bàn tay. Tỉnh nhẩm nhanh thôi cũng thấy doanh thu từ cách khai thác Sơn Đoòng hiện nay dễ dàng lên đến 30 tỷ mỗi năm, mà ảnh hưởng đến môi trường là rất ít, hầu như không có (Chuyên gia của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh luôn đi chung với khách ngoài công tác hướng dẫn khoa học, còn để đảm bảo không một cái gói kẹo rơi lại trong hang). Thêm vào đó, với cách hoạt động hiện nay của Oxalis, toàn bộ lực lượng phục vụ đoàn là người bản địa, công ty Oxalis đã tạo rất nhiều công ăn việc làm cho thanh niên nơi đây. Chưa kể bản thân Oxalis là một tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội rất tốt. Mùa hè vừa rồi, họ vừa hoàn thành việc xây dựng trường Tiểu học số 2 Tân Hóa cho bà con nơi đây.

Còn Sun Group đầu tư 4500 tỷ. Để thu hồi vốn sau 4-5 năm, thì nôm na mỗi năm phải doanh thu 1000 tỷ. Hiện tại, công ty chưa công bố giá vé. Nhưng giá vé cáp treo và tham quan 1 ngày ở Bà Nà là 500.000VND. Tạm tính giá vé Sơn Đoòng gấp 4 lần số đó là 2 triệu đồng một vé (một cái giá phải nói là trên trời, chỉ để được bó gối trong 1 cái hộp). Để thu 1000 tỷ, công ty phải bán khoảng 500.000 vé một năm. Hãy tưởng tượng tác động của môi trường từ chưa đến 500 người một năm lên 500 ngàn người một năm. Chỉ riêng lượng ánh đèn flash thôi cũng đủ giết chết những sinh vật dưới lòng đất quen sống với môi trường tối đen như mực và yên lặng như tờ của Sơn Đoòng rồi.


Sơn Đoòng tĩnh lặng

2/ IMPACT ON THE ENVIRONMENT

Unlike the above Econ Math problem, impact on the environment is less tangible yet deadly real. And more importantly, it is too costly to be let happen before measuring. Hence, let’s use some premises of Sun Group as well as in the world.

Ba Na Hills is a symbol of Sun Group. But many travel forums advise NOT to go there. I personally agree with that advise. I couldn’t stand the crowd, the urine smell (which permeates the air within a radius of 50 meters around the WC), the cheap fake imitation of Western architecture. Of course, it’s up to individual preferences; But to me, Sun Group has ruined Ba Na hills of my childhood memories. 
2/ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Không như bài toán kinh tế, ảnh hưởng môi trường khó có thể lấy máy tính ra mà bấm. Và quan trọng hơn nữa, là ta không thể để nó xảy ra rồi mới tính. Vì vậy, hãy tạm dùng những tiền đề về các dự án cáp treo trước của Sun Group cũng như trên thế giới.

Đồi Bà Nà là công trình cáp treo tiêu biểu của Sun Group. Nhưng có lý do cả mà “dân gian” lưu truyền  câu:
Chưa đi chưa biết Bà Nà
Đi rồi mới biết ở nhà còn hơn.
Dĩ nhiên, cảm nhận tùy mỗi cá nhân. Riêng tôi, tôi không chịu nổi sự xô bồ, đông đúc, chen lấn ở đó. Tôi không chịu nổi mùi nước tiểu nồng nặc trong bán kính 50 meter chung quanh khu vực vệ sinh. Tôi không chịu nổi sự giả tạo, rẻ tiền, trong những kiến trúc giả cổ, giả Tây, mà chưa đến tầm. So với những ấn tượng tuổi thơ tôi có về Bà Nà, thì ngọn đồi hôm nay đã xuống cấp trầm trọng.


Chen lấn trên đường lên cáp treo Bà Nà

Another project of Sun Group that arouses heated debate is the cable to Fansipan, highest mountain of Indochina. All Fan conquerers, myself included, agree that the amazing feeling of being on top came not only from the beauty of the apex but also the ups and downs of the trekking journey: bamboo forests, rhododendron jungles, or even as simple as rocks and pebbles. Today, they are blasting away hectares of trees to build entertainment zones, gofl courses, and 5-star hotels (link). A friend of Duy – another Fan conquerer – just reported back that Indochina rooftop has ben turned to an industrial garbage. Would we let Son Doong become the next victim? In addition, unlike Fan, many species in Son Doong’s biosystem are unrecorded or threatened species. Destruction of these creatures is a crime to science of humankind.

Beyond the border of Vietnam, Zhongtianmen cable car to the top of Taishan mountain, China, also suffers from the same criticism. Professor Xie Ninggao, chairman of the World Heritage Site Research Center of Peking University, calls this cable car system “a scar on the natural beauty” that damaged up to 19000 square meters; among which hundreds of lower single-cell plants can never be restored. WOULD WE REPEAT CHINA’S MISTAKE?

Một dự án khác của Sun Group cũng đang làm lòng dân oán hận là cáp treo lên Fansipan. Hồi trước, khi tôi leo Fan, trời lạnh mà mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Chính những vất vả đó khiến giây phút đứng trên đỉnh thật xứng đáng. Bạn tôi, Đỗ Tường Duy, một phượt thủ, cũng khẳng định: Fan đẹp không chỉ vì đỉnh núi cao, mà còn vì con đường lên đỉnh lắm thăng trầm. Những rừng trúc, hoa đỗ quyên, hay đơn thuần chỉ là những tảng đá như tấm lưng người khổng lồ. Hôm nay, “người ta” đang đem xe ủi lên vạt rừng, tróc cây, xây khu vui chơi, ẩm thực, sân golf 18 lỗ, và khách sạn 5 sao (link). Bạn của Duy đang leo Fan báo lại, mái nhà Đông Dương đang biến thành bãi rác công nghiệp. Liệu chúng ta có để Sơn Đoòng biến thành nạn nhân tiếp theo? Mà chưa kể, khác với Fan, rất nhiều sinh vật trong hệ sinh thái của Sơn Đoòng còn chưa được nghiên cứu và ghi nhận hết. Hủy hoại những sinh vật này là có tội với khoa học thế giới.

Nhìn rộng ra khỏi biên giới Việt Nam, công trình cáp treo Zhongtianmen lên đỉnh núi Taishan của Trung Quốc cũng bị lên án kịch liệt. Giáo sư Xie Ninggao, trưởng Trung tâm Nghiên cứu Di sản Thế giới của Đại Học Bắc Kỳ gọi cáp treo này là “vết sẹo lên vẻ đẹp của tự nhiên” hủy diệt thảm thực vật lên đến 19000 mét vuông; trong số đó có hằng trăm thực vật đơn bào không thể phục hội lại được. LIỆU CHÚNG TA CÓ MUỐN LẶP LẠI SAI LẦM CỦA TÀU?

3/ DOMESTIC vs. INTERNATIONAL MARKET
One of Sun Group’s primary argument points is that the current format of exploring Son Doong serves too few Vietnamese, because of 2 reasons: financial & fitness requirements.
However, based on Vietnam National Administration of Tourism’s statistics, hundreds of thousands of Vietnamese tourist went to Europe last year. Assuming half of those went by themselves, the other half went with tourist agencies and should have paid roughly 3000USD for a week abroad. Let alone the number of Vietnamese travelers to the U.S., Japan, Australia, or other countries with the same level of cost. In other words, Vietnamese are not all poor.
That means we must be weak? True that our physics tend to be smaller than many other peoples around the world, but it would be a shame if we can’t even trek for a week. The oldest ever conquered Son Doong is a 75-year-old American (?). Is this nation really all weaker than a 75-year-old? NO! In 2012, Nguyen Son Lam successfully climbed Fansipan on his crutches, proving that Vietnamese people are physically and mentally strong. Please do not give the world the impression that our people are just a drove of pigs that prefer to be transported in cages!
And even if you’re not fit enough to trek or can’t afford the current tour price yet, you still can save up. I’m just a 5-feet-tall teacher; but I worked out and lived a frugal life for 3 years so that I could come to Son Doong one day. Money can be saved, fitness can be improved; but once nature is destroyed, it cannot be recovered.

On the other hand, mathematically, the number of Vietnamese who have taken the exploring tour to Son Doong is not few. In the first beta year, Son Doong welcomed 223 visitors, including at least 7 Vietnamese that I know of, accounting for 3%. However, among the 7 billions of world population, Vietnamese is only equivalent to 1% (90 millions).
In deeo down, though I love my people very much, I wonder which vision would I choose: the current Son Doong with 3% domestic tourists or one that is like current Ba Na with 90% domestic? (Why foreigners stop coming to Ba Na can be explained by the above photo.)
3/ CÂN BẰNG NỘI ĐỊA – QUỐC TẾ

Một trong những chiêu bài ngôn luận hàng đầu của Sun Group là hình thức thám hiểm hiện tại của Sơn Đoòng phục vụ được quá ít đồng bào Việt Nam, vì 2 lý do: giá tiền và sức khỏe.

Tuy nhiên, thống kê năm vừa rồi của Tổng cục du lịch cho thấy lượng khách Việt Nam đi Châu Âu lên đến vài trăm nghìn lượt. Tạm tính, trong số đó một nửa là tự túc, nửa qua các công ty lữ hành thì giá trung bình cũng 3000USD cho một tuần ở xứ người. Đó là chưa kể lượng khách đi Mỹ, Nhật, Úc hay các nước khác có mức phí tương đương. Nói nôm na, người Việt mình đâu có nghèo.

Vậy phải chăng người Việt mình yếu? Đúng là so với thế giới, thể trạng mình không bằng ai, nhưng nếu leo trèo và đi bộ một tuần mà cũng không nổi thì nhục mặt con Rồng cháu Tiên quá. Người lớn tuổi nhất từng chinh phục Sơn Đoòng là một bác người Mỹ (?) 75 tuổi. Chả lẽ hầu hết dân tộc này đều yếu hơn ông cụ 75? Không đúng! Năm 2012, Nguyễn Sơn Lâm chinh phục thành công nóc nhà Đông Dương trên chiếc nạng gỗ của mình. Chứng tỏ người Việt Nam chúng ta có sức mạnh và ý chí. Đừng làm thế giới nghĩ người Việt mình là một bầy heo chỉ muốn di chuyển trong lồng!

Và ngay cả nếu bạn chưa đủ tiền thật, chưa khỏe mạnh cường tráng thật, thì bạn vẫn có thể dành dụm. Tôi chỉ là một cô giáo, cao vỏn vẹn một thước rưỡi. Nhưng tôi bỏ ống heo và tập thể dục suốt 3 năm trời để một ngày được bước chân đến Sơn Đoòng. Tiền có thể để dành, sức khỏe có thể rèn luyện; nhưng một khi thiên nhiên đã chết, thì không thể cứu lại được.

Mà nói thật ra, về mặt toán học, số người Việt đi Sơn Đoòng đâu phải là ít. Năm đầu tiên thí điểm du lịch mạo hiểm, Sơn Đoòng đón 223 khách, trong đó có ít nhất 7 khách người Việt mà tôi được biết, chiếm tỉ lệ hơn 3%. Trong khi, nếu tính về dân số thế giới (7 tỉ người), thì Việt Nam (90 triệu dân) chỉ chiếm hơn 1%.

Và tận sâu trong đáy lòng, dù yêu đồng bào lắm, tôi vẫn tự đặt câu hỏi giữa Sơn Đoòng hiện nay có 3% du khách nội địa so với Bà Nà có hơn 90%, thì tôi sẽ chọn viễn cảnh nào cho tương lai Sơn Đoòng. (Vì sao khách nước ngoài ngưng đến Bà Nà thì hình bên dưới phần nào lý giải được.)

4/ OWNERSHIP
Speaking of this, I sometimes question myself – though this question may get me into trouble – and though I love my Vietnam very much, too much that it hurts: Does Son Doong really belong to Quảng Bình’s authority, or Vietnam’s even? Like a child born to a family, does s/he belong to his/her parents? If the parents abuse the kid, society steps in. That’s because that little human is not only a child of his/her parents, but also a member of the society. The parents cannot do whatever they want to the poor baby.
When Vietnam accepted the title of World Natural Heritage by UNESCO along with all the fundings, Vietnam also committed to protecting that heritage and it belongs to the world, belongs to humankind. Please don’t sacrifice long-term benefits for the short-term financial gain of a group of people. UNESCO used to threaten to withdraw the title of Hue Monuments Complex and Ha Long Bay because of the poor management there. Would us want to lose Phong Nha – Ke Bang also? Just a brutal nail, and the cavern could be considered “unnatural” and stand on the edge of losing its heritage title. In the past, UNESCO used to threaten a few nations who deliberately damage one of their sites, UNESCO may withdraw the titles and fundings of ALL heritages located on those nations. WOULD VIETNAM WANT TO BE A HERITAGE-LESS COUNTRY???
4/ QUYỀN SỞ HỮU

Đã nói đến đây thì tôi xin được phép đặt một câu hỏi, mặc dù lý luận này của tôi có thể sẽ khiến tôi bị ném đá dữ dội; Và mặc dù tôi là một người con yêu nước lắm, yêu đến xót xa, tôi vẫn tự hỏi: Thật ra Sơn Đoòng có thuộc quyền sở hữu của chính quyền Quảng Bình, hay thậm chí là chính quyền Việt Nam không? Giống như một đứa trẻ sinh ra, có thuộc quyền sở hữu của chính cha mẹ nó không? Vì sao khi cha mẹ bạo ngược với trẻ, chính quyền sẽ can thiệp? Phải chăng là vì, ngoài là con của cha mẹ, đứa trẻ đó còn là một nhân tố của xã hội và vì thế xã hội không thể để mặc cho cha mẹ muốn đối xử với con mình ra sao thì ra.

Khi Việt Nam nhận danh hiệu “Di sản Thiên nhiên Thế giới” của UNESCO trao tặng cùng với những tài trợ đi kèm chính là Việt Nam đang nhận trách nhiệm bảo vệ di sản đó và di sản đó thuộc về thế giới, thuộc về loài người. Đừng vì lợi ích của một nhóm nhỏ trong xã hội mà đánh mất giá trị lâu dài. UNESCO đã từng đe dọa tước lại danh hiệu của Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long cũng vì cách quản lý yếu kém ở những nơi đó. Chẳng lẽ Việt Nam muốn mất luôn Phong Nha – Kẽ Bàng hay sao? Chỉ cần một cây đinh thô bạo đóng vào Sơn Đoòng, là di sản ấy mất tính thiên nhiên và đứng trên bờ vực mất luôn danh hiệu. Trong quá khứ, UNESCO đã từng đe dọa một vài nước, nếu cố tình xâm hại một di sản thế giới, thì tổ chức sẽ tước danh hiệu và rút tài trợ của TẤT CẢ di sản trên đất nước đó. VIỆT NAM CÓ MUỐN TRỞ THÀNH MỘT ĐẤT NƯỚC KHÔNG CÓ DI SẢN???


Cờ Việt Nam trong Sơn Đoòng

5/ VALUES OF NATURE
After all, Mother Nature wasn’t born to serve humans economically in the first place. There are values greater than money. And countries in world acknowledge that. For instance, Leschugilla cave in the U.S. is kept closed to the public.
Don’t try to possess everything!
Don’t try to turn everything into money!
Don’t exhaust resources!
Don’t hold a short-term vision!
And don’t use poverty as an excuse!

5/ GIÁ TRỊ CỦA THIÊN NHIÊN

Suy cho cùng, mục đích tối thượng của thiên nhiên không phải lúc nào cũng để phục vụ kinh tế cho con người. Có những giá trị lớn hơn đồng tiền. Và trên thế giới họ đã ý thức được điều đó. Ví dụ: hang Leschugilla của Mỹ được đóng cửa vĩnh viễn đối với khách du lịch.

Đừng tìm cách sở hữu mọi thứ!
Đừng biến mọi thứ thành tiền!
Đừng khai thác tận gốc!
Đừng nhìn ngắn hạn!
Đừng vin vào cái nghèo!


Cree Indian Proverb

P/S 1:

My piece misses a very imporant point. It should have been 6 reasons why cable car into Son Doong would be a disaster. Please read the 6th reason (it actually deserves to be #1) in the linked article by anh Vũ Lê phương - Institute of Marine geology and Geophysics, Vietnam Academy of Science and Technology: LINK
P/S 1:

Bài của tôi thiếu một ý rất quan trọng. Đáng lẽ phải là 6 tác hại của việc xây cáp treo vào Sơn Đoòng mới đúng. Mời các bạn đọc tác hại thứ 6 (đúng ra đây phải là tác hại #1) ở bài phân tích cực kỳ khoa học của anh Vũ Lê Phương - Viện địa chất và địa vật lý biển - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ VN: LINK

P/S 2:

Thanks for staying with me till this point. If you agree with me so far, check out a few proposed strategies we can do to save Son Doong:
P/S 2:

Cám ơn bạn đã đọc đến đây. Nếu các bạn đồng ý với tôi, xin mời các bạn cùng tham khảo một vài cách thức chúng ta có thể cứu Sơn Đoòng: