In the last post, I said taking the night train
would be a good idea. Well, I lied! Or to be more specific, I didn’t tell you
guys the full story: if you plan to do so, please book your tickets wayyy
ahead of time! – to avoid what we had to go through:
the Train of Nightmare. We’ll get to that in a second. ~~~ During
my time traveling in Vietnam, I’ve come across a lot of foreigners. Majority
of them love their experience here. But it’s also not difficult to catch a few
complains. My Dutch friend, Niek, asked me why Vietnamese people litter so
much. Steve, a Texas veteran, who spent 3 months biking from North to South
Vietnam, found it annoying when street vendors kept following him around
nagging him to buy their stuff. Or Watto, the British cave expert who took me
in Son Doong, was outraged when he walked in one of the first caves he
discovered and smelled urine everywhere – he couldn’t understand why people
could pee in world heritage sites. It is never easy to listen to criticism. But it is
actually good to hear complaints from friends – foreigners who actually care
for this third-world country. And what they say is right. In those
situations, I’m always torn between joining them in complaining about those
Vietnamese who shame this country OR finding reasons to explain for my fellow
people. And the one thing that I keep coming back to is: Poverty! It might
sound like an excuse to you. But it is a fact. ONE out of every EIGHT
Vietnamese earn less than ONE dollar A day. Just a bunch of numbers? I didn’t
fully comprehend those numbers either. Until I got on the Train of Nightmare. ~~~ It was a day that Mai & I forgot to buy our
train tickets in advance. We got them only a few hours before departure time –
and as a result, we couldn’t get our usual preferred seats: “soft beds” –
that is how it’s labeled. If you’re familiar with the train system in
Vietnam, you’ll know that there are many seat categories, ranging from soft
beds to hard beds to soft seats to hard seats (in order of price reduction,
obviously – and then with or without AC). If we travel during night time, we
usually get the soft beds; day time, soft seats. Always with AC. The hard seats without AC is the cheapest and apparently least
comfortable cabin, so it’s never in our consideration. But they ran out of
other options for that night. They didn’t even have 3 seats in a row. “That should
be fine” – we discussed, “we can ask whoever sits in that number to switch
for us.” How naïve! Thought you were taking an airplane? We
soon realized it was mission impossible. (Just
to clarify: the Reunification Train is the one that runs from North to South
Vietnam and vice versa. We were going from a Central city to another, which
means we were catching it in the middle of its route.) I walked in our
cabin first, I literally froze for 10 seconds and then I started screaming
for Niek: “Niek! Niek! You gotta take a
picture of this!” and I reached for my camera also. |
Blog lần
trước, tui có khuyên mọi người nên đi tàu
đêm để tiết kiệm tiền & thời
gian. Tui nói xạo đó! Nói đúng hơn là tui chưa nói
thiệt hết: Nếu bạn tính đi tàu đêm, thì làm
ơn mua vé thiệt sớm! – để
tránh trải qua những gì tụi tui đã trải qua:
Chuyến Tàu Ác Mộng. Mở đầu
dzị đi cho hoành tráng, từ từ kể. ~~~ Trong những lần
đi du lịch trong nước, tui có dịp gặp khá
nhiều khách nước ngoài. Phần lớn họ đều
rất thích Việt Nam. Nhưng cũng không hiếm để
nghe một vài lời chê. Người bạn Hà Lan của
tui, Niek, hỏi tui sao người Việt Nam tụi bay
hay xả rác vậy. Steve, một cựu chiến binh Texas
đã dành ra 3 tháng phượt Xuyên Việt, thì lại cảm
thấy bực mình mỗi lần bị chèo kéo mua hàng. Hay
như ông Watto, chuyên gia của Hiệp hội Hang động
Hoàng gia Anh, người dẫn tui đi Sơn Đoòng,
thì lại rất bất bình khi bước vào một
trong những hang động mà ông khám phá và ngửi thấy
mùi hôi thối khắp nơi – ông không thể hiểu nổi
vì sao người dân có thể tiểu tiện trong di sản
thế giới. Chẳng dễ
để nghe chê bai. Nhưng thật ra thà nghe những lời
than phiền đó từ những người bạn – những
người nước ngoài có thiện chí với Việt
Nam. Mà suy cho cùng những điều họ nói là đúng. Những
lúc như thế, tui luôn bị dày vò giữa việc theo
hùa họ phản đối những người Việt
Nam làm nhục quốc thể HAY tìm ra nguyên nhân để
giải thích cho đồng bào mình. Và cái lý do mà quanh đi
quẩn lại tui luôn tìm về là: CÁI NGHÈO. Bạn có thể
coi đó là lý do lý chấu. Nhưng đó vẫn là sự
thật. Cứ TÁM người Việt thì có MÔT người
kiếm dưới MÔT đô-la MỖI ngày. Chỉ là một
đống con số? Tui cũng đã từng không hiểu
hết chúng. Cho đến khi tui lên Chuyến Tàu Ác Mộng. ~~~ Đó là một
ngày Mai & tui quên mua vé tàu trước. Tụi tui lấy
vé chỉ vài tiếng trước giờ khởi hành – và hệ
quả là, tụi tui không mua được vé yêu thích
thường mua: Giường mềm. Nếu bạn quen
thuộc với hệ thống đường sắt Việt
Nam, bạn sẽ biết rằng có rất nhiều hạng
vé, dao động từ giường mềm đến
giường cứng đến ghế mềm đến
ghế cứng (theo trình tự giá giảm dần, dĩ
nhiên rồi, và kèm hay không kèm máy lạnh). Khi tụi tui
đi đêm, tụi tui thường mua giường mềm;
đi ngày thì ghế mềm. Luôn luôn có máy lạnh. Ghế
cứng không điều hòa là loại rẻ nhất và vì
thế cũng kém thoải mái nhất, thành ra tụi tui chả
bao giờ them để ý đến. Nhưng lần này họ
hết sạch vé các toa khác rồi. Thậm chí, họ còn
không có 3 ghế cạnh nhau. “Chắc cũng không sao, mình
lên đó “ngoại giao” xin đổi ghế với
người ta vậy” – tụi tui định bụng thế. Thiệt là ngây
thơ mà! Bạn tưởng bạn đi máy bay chắc?
Tụi tui sớm nhận ra đó là chuyện không tưởng.
(Nói rõ một chút: Tàu Thống
nhất đi dọc Bắc Nam và ngược lại. Lần
đó, tụi tui đang đi từ một tỉnh miền
Trung đến một tỉnh khác – tức là đang
đón tàu giữa chuyến.) Tui bước lên toa đầu
tiên và tui đứng cứng đờ đúng nghĩa chẵn
10 giây. Sau đó tui bắt đầu gào Niek: “Niek! Niek! Mày phải chụp
hình cảnh này!” rùi tui cũng bắt đầu lôi máy ảnh
ra. |
|
|
People sleep everywhere. On the floor, on the table,
even under the seats. There is no order whatsoever. Hence, the first
challenge would be to find a way through this “pile of bodies”. And next is
to find your seat – which, now that I think back about it, doesn’t make much
sense. You just find an empty spot (which is almost impossible) or squeeze in
with anyone who is nice enough to scoot over (most of the people would if
they’re awake). So after I literally jump over these sleepers like a skilled
acrobat (with my 40-liter backpack on my back), I finally got to my seat,
just to stand there awkwardly as another girl was lying (and snoring) on my
spot already. After a while, the guy next to me woke her up and asked her to
make room for me. He looked at me, giggled and asked: - First time? - Yes. And thanks for helping me. Otherwise I wouldn’t
know what to do – I spoke with gratitude. - No problem. Next time, don’t be shy to wake people
up. We’re all used to that. You’re nice enough to jump over sleepers. Some
just don’t care and step on them. Well, I’m experienced so I’m well prepared.
I brought my own chair to sit here. (the
part that connects the two cabins of the train) |
Người
người nằm khắp mọi nơi. Trên sàn, trên bàn,
thậm chí dưới những cái ghế. Chả có thứ
tự nào hết. Vì thế, chỉ việc bước
qua lổn ngổn những than người này để
đến số ghế của mình cũng đã là một
thử thách – sau này, nghĩ lại, tui thấy mình dại
ghê. Ngồi đại đâu chả được, miễn
là tìm được một chỗ trống (việc này
hơi khó) hoặc nhờ ai đó ngồi xích vào (đa số
mọi người đều sẵn lòng giúp đỡ nếu
họ đang thức). Vậy là sau khi uyển chuyển
nhảy qua những tấm thân đang ngủ như một
diễn viên xiếc chuyên nghiệp (với cái ba lô 40 lít
trên lưng), tui cuối cùng cũng
đến được chỗ của mình chỉ để
phát hiện ra có một cô gái khác đang ngáy khò khò ở
đó. Được một lúc, thì anh chàng ngồi gần
đó đánh thức cổ dậy và nhắc nhường
chỗ cho tui. Ảnh nhìn tui, cười cười, hỏi: - Lần đầu
hả? - Dạ. Cám
ơn anh nha. Em đang chưa biết làm sao. – Tui nói với
giọng chân thành. - Có gì đâu. Lần
sau đừng có ngại gọi người ta dậy. Ở
đây quen rùi. Em là còn lịch sự đó, nhảy qua
người đang ngủ. Có đứa còn dẫm lên
người ta nữa. Anh thì anh có kinh nghiệm rùi, anh thủ
sẵn cái ghế này để ngồi đây. (chỗ nối hai toa tàu) |
|
|
- Wait! Are we allowed to sit there? – I pointed to
the sign - Who cares? – he laughed
out loud. And trust me! You’ll beg for my spot later. It’s difficult to sleep
in that crowded space. He was right. I could only close my eyes for 40
minutes the entire night. Partly because of crowd. But mainly because I was
shocked with what was going on in front of me. When I was a kid, our family
took the train maybe a couple of times. My parents always bought the soft
beds, saying that the seat cabin is too messy and “complicated.” Now I can
see what they mean. Jus walking from
one cabin to the next in the same train, you can already see different social
rankings – each trapped in their own space with not much interaction with
each other. I had always trapped myself in the “happy cabin,” so I couldn’t imagine
what it was like in other cabins before. And if you were like me, I guess it
could be difficult for you to visualize too. So here are a few photos. |
- Ủa? Em tưởng
hổng được ngồi đây? – tui
chỉ cái bảng cấm. - Chả sao?! - Ảnh cười lớn – Mà tin
anh đi, lát thế nào em cũng đòi giành chỗ anh cho
mà coi. Chứ ngồi chật vậy sao ngủ được. Ảnh nói
đúng. Cả đêm tui chỉ chợp mắt được
chừng 40 phút. Chật là một phần. Nhưng chủ
yếu là do tui bị sốc với những gì đang diễn
ra trước mắt mình. Khi còn bé, nhà
tui có đi xe lửa mấy lần. Ba Mẹ tui lúc nào
cũng mua vé giường nằm vì ngại toa ngồi lộn
xộn và “phức tạp.” Giờ tui mới hiểu ý Ba
Mẹ hồi đó. Chỉ cần đi từ toa đầu
đến toa cuối của cùng một chuyến xe lửa,
bạn đã có thể thấy những tầng lớp
khác nhau trong xã hội – mỗi tầng lớp mắc kẹt
trong không gian riêng của mình và không thèm giao lưu với
nhau. Tui đã luôn mắc kẹt mình trong “toa sung sướng,”
vì thế tui không hình dung được những toa khác
như thế nào. Nếu bạn cũng như tui, chắc
bạn cũng khó tưởng tượng được
cảnh ấy. Nói nhiều, chi bằng cho bạn xem một
vài tấm ảnh. |
People
sleep everywhere. Người người nằm ngủ
khắp nơi. |
|
I
mean: E.V.E.R.Y.W.H.E.R.E. Thật sự là K.H.Ắ.P.N.Ơ.I. |
|
This
man was lucky enough to find a table to put his feet on... Bác này còn hên, tìm được chỗ
gác chân trên cái bàn… |
|
…while
this man is not. He put his feet on another man. I’m pretty sure they don’t
know each other. Trong khi chú này thì không được “diễm
phúc như thế.” Chú gác lên một người không quen
biết. |
|
Underneath him, there were 2 other people. Dưới ghế
chú còn có 2 người khác đang nằm. |
|
5 seconds of advertisement for Coca-cola. 5 giây quảng cáo
cho Coca-cola. |
|
In the foreground is my foot. And across from it is
another lady lying under someone else’s seat. Gần máy ảnh
là chân tui và đối diện với chân tui là một cô đang
ngủ dưới ghế một người khác. |
|
This father stayed up almost the entire night to
watch for his daughter. Ông bố này rất
đáng nể, bác ấy thức gần như nguyên
đêm để canh cho con gái bé nhỏ đang ngủ. |
|
After a while, he finally fell asleep. But only for
a little bit. Gần rạng
sáng, thì bác cũng chợp mắt được một
chút. |
|
My Dutch friend couldn’t sleep because of
discomfort. When we got off the train in the morning, he said in tire he
never wanted to do this again. I taught my students. But deep inside, I was
teaching myself as well. To remind me that my beloved country is still a developing
country, 12% of my people are still living under the poverty line. My Vietnam
is still bending on those Trains of Nightmare. I, a 27-year-old, haven’t done
any considerable contribution for my homeland yet. My brother always quotes
this line: “My biggest asset is the shame of a poor country.” It was the
Train of Nightmare because it woke me up to that bitter truth. I want to end this post with one last photo: This
boy put his feet literally only a few inches away from my face. Smelled “awesome.”
Well, I honestly wasn’t bothered at all (at least, it was much better than
the smell from the toilet nearby.) Sleep tight, young boy! And tomorrow, rise
& shine! Be the next generation to bring Vietnam out of poverty. I have faith in you. In me. In us. ~~~ July 2014 |
Người bạn
Hà Lan của tui không ngủ được vì bất tiện.
Khi tụi tui xuống tàu, ảnh càu nhàu bảo không bao giờ
muốn đi như thế nữa. Tui hiểu cho bạn
mình. Nhưng thật lòng mà nói, tui thầm cảm ơn cho
trải nghiệm vừa rồi. Tui cũng chả ngủ
được, vì sự thật phũ phàng. Chuyến Tàu
Ác Mộng như cú đánh trời giáng, thức tỉnh
tui dậy, và giúp tui nhận ra cái thế giới mà trước
giờ mình sống quá nhỏ hẹp. Tui ở trong một
khu có cổng rào. Tui đi làm chung với đồng nghiệp
bằng xe hơi. Lúc nào cũng đóng cửa sổ và bật
máy lạnh. Thậm chí, ngay cả cái phòng gym tui tập
cũng hoành xì tráng với cái toa lét trông như vũ
trường hạng sang – cái đó là do những người
bạn nước ngoài của tui nhận xét thế. Ngôi
trường mà tui dạy có 2 địa điểm, cả
2 đều nằm trong những quận giàu nhất thành
phố. Trừ khoảng 10% học sinh trường tui nằm
trong diện học bổng, phần lớn các con tui
đến từ những gia đình giàu có nhất. Mấy
đứa nhỏ không bao giờ phải đi xe buýt hay
tàu lửa. Chỉ suốt ngày xe hơi riêng hoặc du lịch
bằng máy bay. Thậm chí, có nhóc còn đi HẠNG
THƯƠNG GIA. Tui đem những tấm hình này vào bài giảng,
để dạy cho học sinh tui rằng: còn có cả một
thế giới khác ngoài kia – và thế giới đó thật
ra rất gần với các con. Đó có thể là thế
giới của cô giúp việc, của chú tài xế nhà con.
Đó có thể là thế giới của những bạn
bằng tuổi con sống trong xóm nghèo cách villa nhà con vài hẻm
nhỏ. Đó có thể là thế giới của bất kỳ
ai chung quanh con. Đó là Việt Nam của con. Đó là Việt
Nam CỦA CÔ. Tui dạy học
trò. Hay cũng là đang dạy chính mình. Để nhắc
nhở mình rằng đất nước tui còn là một
nước đang phát triển, 12% đồng bào tui
đang sống dưới chuẩn đói nghèo. Dân tộc
tui còn đang quằn lưng trên những Chuyến Tàu Ác Mộng
như thế. Tui, một cô giáo 27 tuổi, chưa làm
được gì nhiều cho Tổ quốc. Em trai tui
thường lấy một câu danh ngôn làm kim chỉ nam: “Tài
sản lớn nhất của tôi là nỗi nhục nước
nghèo.” Chính Chuyến Tàu Ác Mộng ấy đã
đánh thức tui dậy. Tui muốn kết
thúc blog này bằng một tấm ảnh cuối cùng: Cậu
nhóc này gác chân lên sát mặt tui, cách vài phân là cùng. “Thơm”
ơi là “thơm” (nhưng vẫn còn đỡ hơn cái
mùi hương “nồng nàn” tỏa ra từ cái toa lét cạnh
bên). Thật sự, tui chẳng hề phiền lòng. Ngủ
ngon đi nhóc! Để rồi ngày mai thức dậy,
cùng vươn vai trở thành thế hệ trẻ tiếp
theo mang Việt Nam ra khỏi đói nghèo. Chị tin em. Tin chị. Tin chúng ta. ~~~ Tháng 7, 2014 |
|
It's always very touching hearing/seeing things through your standpoint, girl :) Being so observant and thoughtful, you bring out the essence of each experience you go through. I really appreciate you sharing them. It's interesting to see how upbringings would influence people's reactions to certain experience.
Trả lờiXóaThese scenes are in fact very familiar to me. I'd never forget my first and last Thong Nhat train ride when I had as a kid. Never even knew the "AC soft-beds" existed, be Muoi and I were crammed up in a 6-bunk-bed cabin on our way to Nha Trang. Yup, 6 hard wooden bunk-beds, 3 on each side (I don't know if it's still true for today train). Both of us slept on a tiny 2nd-story bed, while other adults try to fit into the other ones. And of course there were noises, urine/sweat odor, coughing and sneezing, people trying to climb through windows, people trying to sell things or steal stuffs from the windows... so and so forth. When we could not stand it anymore, we were upgraded to... sitting-chairs. As a kid, I was scared and hated that experience. But after many other trips on xe đò (50-seat bus) going to Southwestern provinces with similar chaos, I was used to them. I don't see them as signs of poverty anymore. Cos I was one of them (though not categorized as "poor", my family could not afford fancier transportation modes back then). It's a bit sad that I was accustomed to seeing such scenes and stopped asking questions... So again, it's truly touching to recall those memories under a different lens. I'd love to join hands with you and other great minds to change these pity scenes.
Thảo iu,
Xóayeah, the 6-hard-bunk-beds were what we had on our first night too. Mai & I fit fine. But our poor Ducth friend was too large. He either had to lie in an S-form like a sexy mermaid or had his legs hanging out of the bed lol
On another note, yes, my white-coat angel, join hands with me to make an impact! :)